Thang máy là hệ thống máy móc, thiết bị phức tạp gắn liền với công trình trong nhiều năm. Theo đó, sau một thời gian sử dụng nhất định, thang máy sẽ cần được cải tạo hoặc nâng cấp để đảm bảo hiệu suất và an toàn cho người sử dụng. Vậy sau bao lâu thì thang máy cần nâng cấp và cải tạo, nâng cấp thang máy như thế nào là đúng với tiêu chuẩn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thời điểm tốt nhất để cải tạo thang máy thông qua bài viết dưới đây.
Cải tạo – nâng cấp thang máy là gì?
Cải tạo thang máy là quá trình cải thiện, tùy chỉnh hoặc nâng cấp hệ thống thang máy đã qua sử dụng sau nhiều năm. Điều này giúp đảm bảo hiệu suất sử dụng, nâng cao an toàn và tính thẩm mỹ cho hệ thống thang máy.
Hoạt động cải tạo và nâng cấp thang máy bao gồm:
- Thay thế các bộ phận, thiết bị cũ.
- Cài đặt công nghệ và tính năng mới.
- Sửa chữa các phần hỏng hóc.
- Thay đổi thiết kế bên ngoài.
Nhờ vào quá trình đô thị hóa và xu hướng sử dụng thang máy trong các công trình cao tầng, số lượng thang máy tại Việt Nam ngày càng gia tăng đáng kể. Kéo theo đó là nhu cầu cải tạo và nâng cấp những hệ thống thang máy cũ ngày càng được quan tâm.
Tại sao cần cải tạo thang máy?
Thang máy sau một thời gian dài sử dụng sẽ thường xuyên gặp phải những vấn đề hỏng hóc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ an toàn. Vì vậy, hoạt động cải tạo thang máy là bắt buộc để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đồng thời giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra sự cố nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
Hiện nay, việc cải tạo và nâng cấp những hệ thống thang máy cũ được xem là phương án tối ưu vì chúng dễ dàng thực hiện và ít tốn kém hơn so với việc thường xuyên sửa chữa các thiết bị hư hỏng. Ngoài ra, đây được xem là hoạt động bắt buộc cần thực hiện bởi theo quy định của pháp luật, những hệ thống thang máy không đủ tiêu chuẩn chất lượng và không đảm bảo an toàn sẽ phải thực hiện cải tại, nâng cấp theo đúng tiêu chuẩn.
Khi nào cần nâng cấp và cải tạo thang máy?
Theo các chuyên gia, tuổi thọ trung bình của một hệ thống thang máy thường dao động từ 15 – 20 năm. Tuy nhiên, thời gian sử dụng của thang máy có thể thấp hơn hoặc cao hơn tùy thuộc vào những yếu tố khác như: Tần suất sử dụng, chất lượng của hệ thống thang máy, thang máy có được bảo bảo trì – bảo dưỡng định kỳ không…
Cải tạo, nâng cấp theo thời gian sử dụng
Như đã đề cập ở trên, tuổi thọ hay thời gian sử dụng trung bình của một hệ thống thang máy sẽ giao động từ 15 –20 năm. Sau thời gian này, thang máy sẽ thường xuyên hỏng hóc do các thiết bị, máy móc bên trong đã cũ hoặc lỗi thời. Vì vậy, chủ sở hữu sẽ cần thực hiện việc cải tạo và nâng cấp theo thời gian đã sử dụng để tránh xảy ra những sự cố nguy hiểm.
Cải tạo khi thang máy xuống cấp
Khi thang máy thường xuyên hỏng hóc phải sửa chữa hoặc xuất hiện những dấu hiệu xuống cấp như rung lắc trong quá trình sử dụng, đột ngột dừng hoạt động hoặc tiêu tốn quá nhiều năng lượng thì chủ sở hữu cần thực hiện kiểm tra và lên phương án cải tạo nếu cần thiết.
Cải tạo theo nhu cầu sử dụng
Trong một số trường hợp nhất định, chủ sở hữu có thể cải tạo thang máy nếu nhu cầu sử dụng tăng lên. Ví dụ, cải tạo để nâng cấp hệ thống và thêm các tính năng hiện đại cho hệ thống thang máy để cải thiện hiệu suất sử dụng.
Ngoài ra, chủ đầu tư cũng có thể sử dụng phương án cải tạo thang máy để giúp thang máy có tính thẩm mỹ, hiện đại và sang trọng hơn. Phù hợp với nhu cầu sử dụng và không gian nội thất của công trình.
Hoạt động cải tạo thang máy là một quá trình phức tạp và cần lên phương án xử lý tối ưu nhất. Vì vậy, chủ sở hữu cần tìm hiểu kỹ càng trước khi thực hiện cải tạo thang máy. Và để xác định chính xác thời gian cải tạo, nâng cấp thang máy thì chủ sở hữu có thể liên hệ trực tiếp cho nhà sản xuất hoặc các công ty bảo trì thang máy trên thị trường hiện nay để được kiểm tra chất lượng của thang và nhận phương án cải tạo, nâng cấp thang máy phù hợp.