Tầm quan trọng của việc bảo trì thang máy

Thang máy là hệ thống các bộ máy kết hợp với nhau thành một thể thống nhất vận hành. Vậy để thang máy có thể vận hành tốt, tất cả các bộ phận trong hệ thống phải luôn trong tình trạng hoạt động ổn định. Mặc dù chiếc thang máy được đưa vào vận hành đã phải qua khâu thiết kế với những tiêu chuẩn an toàn cực kỳ khắt khe và kiểm định chặt chẽ thế nhưng sau một thời gian sử dụng vẫn có những vấn đề trục trặc hay thậm chí là “thang máy gặp nạn”. Vậy lý do nằm ở đâu? Là do chiếc thang máy hay do chúng ta đã không “chăm sóc” nó trước khi “bệnh” của nó trở nên trầm trọng hơn đến mức gây hậu quả. Chúng ta hãy cũng nhau tìm hiểu tầm quan trọng của việc bảo trì thang máy nhé!

Đối với bất kỳ linh kiện điện tử nào cũng sẽ có tuổi thọ. Nó sẽ bị hao mòn bởi nhiều nhân tố tác động nhưng có một điều chắc chắn là sau một thời gian sử dụng các thiết bị sẽ bị xuống cấp. Câu hỏi cấp thiết được đặt ra chính là làm thế nào để đảm bảo được sự an toàn cho thang máy và giảm thiểu tối đa những sự cố không đáng có. Câu trả lời chính là cũng như bao nhiêu cổ máy khác, thang máy cần được bảo trì theo định kỳ để đảm bảo được quá trình vận hành một cách tốt nhất và giảm thiểu rủi ro trong việc sử dụng, tăng độ bền cho chiếc thang.

Tầm quan trọng đầu tiên của việc bảo trì là để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Vấn đề về an toàn luôn là vấn đề tiên quyết được thang máy Hứng Thịnh đặt lên hàng đầu, vì vậy bảo trì thang máy sau quá trình lắp đặt thường xuyên theo định kỳ sẽ giúp ngăn chặn kịp thời những sự cố ngoài ý muốn. Chăm sóc chiếc thang máy cũng giống như chăm sóc sức khỏe của chúng ta, để được khỏe mạnh chúng ta cần chủ động chứ không nên để đến khi cơ thể lên tiếng mới bắt đầu quan tâm đến.

Tầm quan trọng thứ hai đó là giúp chúng ta “đoán bệnh” cho thang, phát hiện sớm những hư hỏng để kịp thời xử lý,  phòng ngừa những tai nạn có thể xảy ra. Bảo trì thang máy đúng định kỳ sẽ dễ dàng giúp ta phát hiện ra những nguy cơ tiềm ẩn và khắc phục kịp thời để tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng. Để cấu thành “khung xương” và “bộ não” cho thang máy, giúp nó trở thành một hệ thống hoàn chỉnh và có thể vận hành cần hơn 200 linh kiện thiết bị liên kết chặt chẽ với nhau, nếu một trong những thiết bị này có vấn đề thì sự vận hành của thang máy sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì thế chúng ta không nên xem nhẹ những hư hỏng nhỏ mà dẫn đến những hỏng hóc nghiêm trọng của toàn bộ bộ máy. Bên cạnh đó, việc thay thế những thiết bị nhỏ hư hỏng kịp thời còn giúp chúng ta tiết kiệm một phần chi phí không hề nhỏ vì những thiết bị nhỏ hỏng hóc ấy sẽ có thể kéo theo sự hư hỏng của những thiết bị khác trong một chỉnh thể nên nếu đợi đến khi thang hư mới bắt đầu tìm nguyên nhân sữa chữa thì lúc ấy ta phải chi một khoảng khá lớn cho những thiết bị “hư theo”.

Vậy để duy trì được sự vận động bền bỉ, êm ái của chiếc thang như ban đầu thì hoạt động bảo trì thang máy định kỳ là điều cần thiết. “Của bền tại người” là một câu nói không có gì là xa lạ với chúng ta, nếu chúng ta biết chăm sóc đúng cách, thường xuyên và giữ gìn đúng quy định vận hành thì sẽ giúp tuổi thọ của chiếc thang máy tăng cao hơn, đảm bảo an toàn hơn và chắc chắn.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *