Nâng cấp thang máy

Như ta đã biết, bất cứ thiết bị nào cũng sẽ phải chịu hai loại hao mòn trong suốt vòng đời của nó: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Một chiếc thang máy hoạt động quá 20 năm thì nên được tiến hành nâng cấp và cải tạo để nhằm đảm bảo cho các bộ phận, thiết bị trong thang máy có được hiệu quả hoạt động cao nhất, tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Khi nào cần nâng cấp thang máy?

Như ta đã biết, bất cứ thiết bị nào cũng sẽ phải chịu hai loại hao mòn trong suốt vòng đời của nó: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Khi sự hao mòn đạt ngưỡng, đây là thời điểm cần phải nâng cấp hệ thống thang máy.

Hao mòn hữu hình là loại hao mòn do quá trình sử dụng gây ra, đây là hao mòn dễ nhận thấy bằng mắt thường.

Hao mòn vô hình là sự lỗi thời về mặt công nghệ. 

Thang máy cũng không nằm ngoài quy luật “lão hóa” theo thời gian dù có được chăm sóc, bảo trì bảo dưỡng tốt đến đâu, dù lắp đặt là loại thang máy liên doanh có giá khoảng 350 triệu hay dùng một bộ thang máy gia đình nhâp khẩu nguyên chiếc có giá trị lên tới hàng tỷ đồng thì sau khoảng thời gian chừng 20 năm cũng cần được cân nhắc thay mới thang máy cũ đã quá tuổi vận hành để đảm bảo tính an toàn và ổn định. 

Một chiếc thang máy cũ sau khoảng 20 năm hoạt động sẽ hao mòn, càng ngày càng ì ạch, chạm mốc thời gian chết. Thang máy lúc này thường xuyên xảy ra sự cố hỏng hóc, trục trặc, không đảm bảo an toàn, diện mạo cũng đã xuống cấp. Tình trạng rệu rã, rời rạc của hệ thống cơ khí, tiếng ồn của động cơ, tiếng cáp tải kêu cót két, sự rung lắc trong quá trình vận hành… tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn nghiêm trọng.

Đây chính là thời điểm khách hàng cần lựa chọn một trong hai phương án:

  • Thay thế thang máy mới
  • Nâng cấp thang máy cũ

Tùy vào từng trường hợp cụ thể thì chúng ta sẽ có lựa chọn phù hợp để tối ưu hơn.

4 giai đoạn thay mới thang máy

Trong trường hợp thang máy đã quá tuổi vận hành hoặc hư hỏng nặng cần phải thay mới hoàn toàn hệ thống, cần thực hiện các công đoạn sau:

  1. Khảo sát toàn bộ hiện trạng thiết bị
  2. Tháo dỡ và thanh lý trước khi thay mới thang máy cũ
  3. Lắp đặt thang máy mới
  4. Kiểm định an toàn

Quy trình nâng cấp hệ thống thang máy

1. Khảo sát lại toàn bộ thang máy cũ

Mục đích của phần việc này là để giúp chủ nhà hiểu rõ về thực trạng thang máy, những thiết bị nào đã hỏng hoàn toàn, những thiết bị nào có thể còn sử dụng được để lên kế hoạch cho việc nâng cấp hệ thống thang máy.

2. Tháo dở và thay thế thiết bị 

Chuẩn bị, tập kết những thiết bị cần thay thế, tháo dở và nâng cấp hệ thống thang.

3. Kiểm định và đưa vào hoạt động

Vì thang máy có ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến tính mạng con người nên đây là thiết bị nằm trong danh mục cần phải kiểm tra nghiêm ngặt về an toàn theo quy định của nhà nước trước khi đưa vào sử dụng.

Việc kiểm định sẽ do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện và cấp phép. Đây là hoạt động bắt buộc khi bàn giao thang máy.

4. Các giai đoạn mà thang máy cần kiểm định/tái kiểm định:
  • Giai đoạn sau lắp đặt và trước khi được đưa vào sử dụng
  • Đến thời gian tái kiểm định định kỳ
  • Sau khi cải tạo, sửa chữa lớn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *