Cấu tạo cơ bản của hệ thống thang máy

Một hệ thống thang máy hiện đại ngày nay thường được tập hợp từ nhiều thiết bị, máy móc và bộ phận khác nhau. Trong đó, mỗi bộ phận đều sẽ đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo thang máy có thể hoạt động trong tình trạng ổn định và an toàn. Việc hiểu rõ cấu tạo thang máy sẽ giúp quá trình sử dụng thang máy trở nên hiệu quả hơn và giảm nguy cơ xảy ra sự cố.

Các thiết bị bên trong thang máy

Thang máy là một hệ thống máy móc, thiết bị phức tạp có liên kết với nhau. Thông thường, các thiết bị sẽ được phân chia thành từng nhóm theo vai trò và chức năng riêng. Về cơ bản cấu tạo thang máy phải có đầy đủ các nhóm thiết bị và thiết bị cần thiết để có thể hoạt động hiệu quả, an toàn và ổn định. Hiện nay, cấu tạo thang máy cơ bản được hình thành từ nhiều nhóm thiết bị và nhóm vật liệu khác nhau.

Nhóm thiết bị chính

Các thiết bị và bộ phận đóng vai trò quan trọng giúp thang máy hoạt động sẽ được gọi chung là nhóm thiết bị chính, bao gồm:

  • Tủ điện: Được xem là “bộ não” điều khiển mọi hoạt động của toàn bộ hệ thống thang máy. Theo đó, tủ điện của mỗi một hệ thống thang máy sẽ bao gồm hệ thống điều khiển động lực và hệ thống điều khiển tín hiệu. Chúng được thiết kế với các phần mạch điều khiển điện tử và thiết bị điện tử. Điều này giúp thang máy hoạt động hiệu quả và ổn định hơn.
  • Động cơ máy kéo: Là một motor có công suất lớn tương ứng với mức tải trọng của mỗi hệ thống thang máy. Mỗi hệ thống thang máy sẽ sở hữu một động cơ máy kéo riêng được lắp đặt trên phòng máy. Vai trò của động cơ là dẫn động, giảm tốc và làm quay pully giúp kéo cabin lên, xuống. Trên thị trường hiện nay, thiết bị máy kéo thường được chia thành 2 loại là máy kéo có hộp số và máy kéo không có hộp số. Mỗi loại máy kéo sẽ có đặc điểm riêng phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng công trình.

Nhóm thiết bị an toàn

Nhóm thiết bị an toàn bao gồm các hệ thống và thiết bị đảm bảo an toàn cho hành khách sử dụng và toàn bộ hệ thống thang máy. Ngoài ra, các thiết bị này còn kiểm soát hoạt động của hệ thống thang máy, ngăn chặn nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng.

  • Hệ thống chống vượt tốc: Có vai trò đảm bảo thang máy luôn hoạt động với vận tốc ổn định. Khi phát hiện tốc độ di chuyển không đúng với tốc độ quy định, hệ thống chống vượt tốc sẽ hoạt động và điều chỉnh tốc độ phù hợp.
  • Hệ thống rail dẫn hướng: Bao gồm các thanh kim loại liên kết với cabin thang máy, giúp cabin di chuyển theo hướng chỉ định.
  • Thiết bị an toàn cửa: Photocell hay cảm biến cửa thang máy là thiết bị cảm biến, giúp phát hiện vật cản trong quá trình cửa thang máy đóng lại. Khi không còn vật cản, cửa thang máy sẽ hoạt động đóng mở bình thường.
  • Bộ cứu hộ tự động: Được kích hoạt khi thang máy mất điện đột ngột hoặc gặp sự cố về nguồn điện và dừng khẩn cấp. Khi đó, bộ cứu hộ tự động sẽ cung cấp một lượng điện năng nhất định cho phép thang máy hoạt động trở lại và đưa cabin về tầng gần nhất. Đồng thời mở cửa để hành khách có thể thoát ra an toàn.
  • Giảm chấn: Là thiết bị an toàn được lắp đặt dưới hố thang máy. Khi thang máy xảy ra sự cố dẫn đến thang rơi tự do, giảm chấn sẽ có tác dụng đỡ và triệt tiêu quán tính của cabin khi rơi tự do.

Nhóm vật liệu

Ngoài những thiết bị kể trên, cấu tạo thang máy hoàn chỉnh còn có các vật liệu liên kết khung hố thang như khung sắt, thép hoặc các vật liệu kim loại khác. Bên cạnh đó, còn có những vật liệu như Inox, kính cường lực, gỗ hoặc đá giúp thang máy hoàn thiện và có tính thẩm mỹ hơn.

Những vật liệu trên thường được sử dụng để cấu tạo nên cabin thang máy hoặc được dùng để trang trí. Hình thành nên những hệ thống thang máy đa dạng về phong cách và có tính thẩm mỹ cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *