Giá thành lắp đặt thang máy gia đình là mối quan tâm hàng đầu của nhiều chủ đầu tư khi cân nhắc thêm hệ thống thang máy vào tổ ấm của mình. Tại Việt Nam, dựa vào mục đích sử dụng và yêu cầu kỹ thuật, giá cả cho việc này được phân loại theo nhiều mức khác nhau, từ cơ bản đến cao cấp. Hiểu rõ các yếu tố quyết định chi phí có thể giúp các gia chủ lên kế hoạch tài chính một cách hiệu quả, từ đó chọn lựa được giải pháp thang máy ưng ý nhất, phù hợp với khả năng tài chính của gia đình.
Chi phí lắp đặt thang máy gia đình tại Việt Nam
Thang máy nói chung hay thang máy gia đình nói riêng thường được biết đến là những hạng mục “may đo” gắn liền với đặc điểm riêng của từng công trình. Vì vậy, rất khó để có thể đưa ra mức gia chung cho một hệ thống thang máy hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay giá lắp đặt thang máy thường dao động từ khoảng 400 – 600 triệu đồng. Đây là những hệ thống thang máy cơ bản, có đầy đủ thiết bị và bộ phận an toàn, được thiết kế và thi công theo tiêu chuẩn quốc gia yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy.
Để có thể xác định chính xác mức ngân sách dự phòng cần chi trả để lắp đặt một hệ thống thang máy gia đình thì chủ đầu tư có thể liên hệ đến các đơn vị cung cấp thang máy và tham khảo báo giá chi tiết. Dựa vào các thông số và nhu cầu sử dụng của gia đình, các công ty cung cấp thang máy sẽ thiết kế và đưa ra một hạn mức chi phí lắp thang máy phù hợp. Chủ đầu tư có thể tham khảo hoặc dựa vào thông tin này để lựa chọn lắp đặt hoặc tham khảo giá từ các đơn vị khác trên thị trường.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí
Quy mô dự án và nhu cầu sử dụng
Chi phí lắp đặt một hệ thống thang máy gia đình phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên quy mô dự án và nhu cầu sử dụng là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí. Những đặc điểm của dự án như số tầng, diện tích, chiều cao…sẽ quyết định kích thước của hệ thống thang máy. Theo đó, gia chủ cũng cần đầu tư một khoản tiền khá cao để có thể đáp ứng được quy mô của công trình.
Ngoài ra, mục đích sử dụng cũng sẽ tác động khá nhiều đến tổng chi phí lắp đặt. Ví dụ, những gia đình có số lượng thành viên sử dụng lớn, hoặc thang máy cần phục vụ cho mục đích vận chuyển xe lăn cho người lớn tuổi sẽ yêu cầu kích thước thang máy lớn hơn. Đồng nghĩa với mức chi phí đầu tư cao hơn so với những hệ thống thang máy vừa và nhỏ.
Chi phí thiết bị vật tư
Một hệ thống thang máy gia đình thường được cấu thành từ rất nhiều thiết bị và máy móc khác nhau. Mỗi thiết bị sẽ có một mức chi phí riêng tương ứng với chất lượng và độ bền, thương hiệu, hiệu suất, công nghệ, khả năng vận hành…
Hiện nay, các thiết bị máy móc như máy kéo, tủ điện, hoặc các thiết bị an toàn phần lớn được nhập khẩu từ các công ty sản xuất lớn trên thế giới. Đây cũng được xem là một khoản phí chiếm phần lớn trong tổng chi phí lắp thang máy gia đình mà chủ đầu tư cần quan tâm và có sự lựa chọn hợp lý trước khi đi đến quyết định lắp đặt thang máy.
Chi phí xây dựng hạ tầng
Để thang máy có thể hoạt động và vận hành an toàn, ổn định không chỉ cần thiết bị vật tư mà còn yêu cầu có kết cấu hạ tầng đạt chuẩn. Kết cấu của một hệ thống thang máy gia đình bao gồm: hố thang, hố pit, phòng máy (đối với thang máy có phòng máy), nguồn điện, tiếp địa…Đây là những hạng mục công việc chủ đầu tư cần thực hiện và chúng cũng ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí lắp đặt một hệ thống thang máy gia đình hoàn chỉnh.
Chi phí thi công, lắp đặt
Là một khoản chi phí không thể thiếu trong tổng chi phí lắp thang máy gia đình. Chi phí thi công, lắp đặt được chi trả dựa trên hoạt động thi công thang máy được thực hiện bởi các công ty cung cấp thang máy chuyên nghiệp. Hiện nay trên thị trường thang máy có rất nhiều công ty cung cấp thang máy khác nhau. Tuy nhiên, để có thể lắp đặt được một hệ thống thang máy gia đình chất lượng, an toàn và hiệu quả thì chủ đầu tư nên lựa chọn những đơn vị thi công có uy tín, cung cấp giải pháp thi công phù hợp. Đồng thời có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lắp đặt thang máy gia đình.
Chi phí kiểm định
Kiểm định an toàn thang máy là hoạt động bắt buộc theo quy định của nhà nước. Theo đó, những hệ thống thang máy gia đình sau khi hoàn thành lắp đặt cần thực hiện kiểm tra, đánh giá, xác định mức độ an toàn và đúng tiêu chuẩn mới có thể được đưa vào sử dụng. Hiện nay, hoạt động kiểm định được chia thành nhiều khu vực khác nhau. Theo đó, mỗi khu vực kiểm định sẽ có mức chi phí kiểm định khác nhau.
Mức chi phí cho hoạt động kiểm định sẽ phụ thuộc vào nhu cầu kiểm định của chủ đầu tư. Đối với những khu vực kiểm định nhà nước thường sẽ có mức phí kiểm định cao hơn, so với khu vực kiểm định tư nhân.