Tìm hiểu giá lắp đặt thang máy gia đình liên doanh

Trong những năm gần đây, việc lắp đặt và sử dụng thang máy liên doanh đang dần trở thành xu hướng trong các công trình nhà ở tại Việt Nam. Để cạnh tranh với các công ty thang máy nhập khẩu thì dòng thang máy liên doanh được cung cấp bởi các công ty thang máy trong nước đã không ngừng cải tiến, nâng cấp công nghệ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đồng thời giá lắp đặt thang máy cũng được các công ty thang máy liên doanh điều chỉnh nhằm phù hợp với ngân sách của chủ đầu tư.

Thang máy gia đình liên doanh là gì?

Thang máy gia đình liên doanh được biết đến là dòng thang máy được lắp đặt và gia công bởi các công ty thang máy nội địa. Các thiết bị và máy móc quan trọng chủ yếu được nhập khẩu từ các thương hiệu lớn trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Italia…Việc lắp đặt và gia công thang máy hoàn toàn dựa theo thiết kế và yêu cầu từ chủ đầu tư. Vì vậy, nhưng hệ thống thang máy gia đình nội địa được đánh giá là có khả năng tương thích với đa số công trình nhà ở tại Việt Nam.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng các sản phẩm thang máy nội địa vẫn cần thực hiện thiết kế và thi công đúng theo những tiêu chuẩn quốc gia yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy.

Giá lắp đặt thang máy gia đình liên doanh

Trung bình giá lắp đặt một hệ thống thang máy gia đình liên doanh tại Việt Nam thường có giá dao động từ 350.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây chỉ được xem là mức giá trung bình mà chủ đầu tư có thể tham khảo. Vì trên thực tế, để xác định được chính xác giá của một hệ thống thang máy thì cần tính toán dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: Số điểm dừng, mức tải trọng, nhu cầu sử dụng, lắp đặt cho công trình mới hoặc công trình cải tạo…Những yếu tố này sẽ giúp chủ đầu tư bước đầu xác định được quy mô của hệ thống thang máy, từ đó dự phòng ngân sách và lên kế hoạch thiết kế thang máy.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp thang máy gia đình liên doanh khác nhau. Theo đó giá lắp đặt thang máy cũng có sự khác nhau, để có thể lắp đặt được một hệ thống thang máy với mức giá hợp lý thì chủ đầu tư cần trang bị kiến thức và xác định những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí lắp một hệ thống thang máy gia đình liên doanh tiêu chuẩn.

Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lắp đặt thang máy

Như đã đề cập ở trên, chi phí để lắp đặt hệ thống thang máy gia đình thường được cấu thành từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu chủ đầu tư không được trang bị kiến thức và tìm hiểu kỹ thì dẫn dễ gặp tình trạng lắp đặt phải hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và an toàn của các thành viên trong gia đình.

Một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí lắp đặt thang máy gia đình liên doanh có thể kể đến như:

Chi phí thiết bị, vật tư 

Là một trong những chi phí quan trọng tạo nên giá trị của một hệ thống thang máy gia đình. Đối với những sản phẩm thang máy liên doanh, chủ đầu tư có thể tự lựa chọn thương hiệu cho thiết bị, vật tư theo nhu cầu hoặc tham khảo phương án của đơn vị cung cấp thang máy. Từ đó có thể lắp đặt một hệ thống thang máy với những thiết bị có chất lượng phù hợp và giá cả hợp lý.

Số điểm dừng

Số tầng cần lắp đặt thang máy cũng là một trong những yếu tố quyết định tổng mức chi phí đầu tư cho một hệ thống thang máy gia đình. Thông thường những công trình nhà ở thường có tổng số tầng từ 3-6 tầng, tương đương từ 4-7 điểm dừng. Dựa vào số lượng điểm dừng, các công ty sản xuất sẽ thiết kế mẫu thang máy có diện tích và kích thước phù hợp từ đó đưa ra mức giá cụ thể cho từng công trình.

Mức tải trọng 

Bên cạnh số điểm dừng thì mức tải trọng cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí lắp đặt thang máy. Những hệ thống thang máy có tải trọng lớn sẽ có mức giá cao hơn do chúng yêu cầu diện tích xây dựng tương đương. Đồng thời, những thiết bị máy móc cũng sẽ có công suất lớn hơn để đảm bảo có thể vận chuyển được mức tải trọng cho phép.

Chi phí lắp đặt

Quá trình lắp đặt thang máy thường được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp và có kinh nghiệm cao nhằm đảm bảo chất lượng cho hệ thống thang máy. Theo đó, chủ đầu tư nên lựa chọn một đơn vị cung cấp thang máy có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp để đảm bảo quá trình lắp đặt diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.

Chi phí kiểm định

Một hệ thống thang máy gia đình để có thể được đưa vào hoạt động cần phải thực hiện kiểm định an toàn thang máy. Hoạt động này sẽ kiểm tra và đánh giá chất lượng cũng như độ an toàn của thang. Thường mức phí kiểm định sẽ tùy thuộc vào đơn vị thực hiện kiểm định và sẽ dao động từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng cho hoạt động kiểm định lần đầu.

Địa điểm lắp đặt 

Vị trí lắp đặt thang máy cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản phẩm. Nếu lắp đặt tại những tỉnh không có văn phòng đại diện của nhà cung cấp thường giá sẽ cao hơn bởi chi phí phát sinh cho các khoản như: Vận chuyển, đi lại lắp đặt, phí bảo trì, kiểm định ngoại tỉnh,…Bên cạnh đó, đối với những công trình vùng xa hay di chuyển khó khăn, địa hình đặc thù chi phí thường sẽ có phụ thu cao hơn.

Có thể thấy, để lắp đặt được một hệ thống thang máy thì chủ đầu tư cần chi trả một khoản phí khá lớn. Tuy nhiên chúng cũng sẽ mang lại cho gia đình của bạn một hệ thống tiện ích và hiện đại tương xứng với giá trị đã bỏ ra. Và để có thể lắp đặt được một hệ thống thang máy phù hợp với ngân sách thì chủ đầu tư nên tham khảo báo giá và các phương án thi công từ những đơn vị cung cấp thang máy chuyên nghiệp để tránh lắp đặt phải những hệ thống thang máy kém chất lượng và không đảm bảo an toàn.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *